Tiêu chảy có màu là hiện tượng bệnh nhân đi ngoài phân lỏng, xuất hiện máu trong phân. Tình trạng này cần được hết sức cẩn trọng bởi đó có thể dấu hiệu cảnh báo của một số vấn đề nghiêm trọng đến sức khỏe, hậu môn – trực tràng. Vậy tiêu chảy có máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị ra sao, xin mời mọi người cùng tham khảo những nội dung sau đây.
Tiêu chảy có máu là gì?
Tiêu chảy ra máu là tình trạng đi ngoài nhiều lần trong ngày (trên 3 lần trong 24 giờ), phân lỏng có lẫn máu hoặc có máu cuối bãi, màu máu đỏ tươi (do đường tiêu hóa dưới) hoặc thâm đen (do đường tiêu hóa trên). Hiện tượng này có thể gặp ở mọi đối tượng, không phân biệt độ tuổi hoặc giới tính.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng tiêu chảy kèm theo máu, tùy thuộc vào nguyên nhân mà hiện tượng này có thể tồn tại trong thời gian ngắn và biến mất tương đối nhanh chóng (cấp tính), hoặc đôi khi lặp đi lặp lại trong một khoảng thời gian dài (mạn tính).
Dưới đây là một số nguyên nhân điển hình gây tiêu chảy ra máu thường gặp.
=> Bệnh trĩ
Trĩ là một trong những nguyên nhân thường gặp gây tiêu chảy ra máu. Chảy máu khi đi ngoài ở những người mắc bệnh trĩ thường do vận động mạnh, mót rặn hoặc do ma sát của phân khiến các thành mạch máu trong búi trĩ bị vỡ.
Ngoài ra, phần hậu môn cũng dễ bị viêm nhiễm gây ra những vết rách làm người bệnh ngứa ngáy, đau rát và đi ngoài ra máu tươi.
=> Nhiễm khuẩn đường ruột
Các vi khuẩn như E.Coli, Salmonella, Shigella, tụ cầu, Clostridium…có trong thức ăn hoặc nguồn nước không đảm bảo vệ sinh. Chúng xâm nhập vào đường tiêu hóa, gây loét, xuất huyết và tăng tiết dịch dẫn đến tiêu chảy.
Tiêu chảy có máu là gì? Nguyên nhân và cách điều trị
=> Viêm dạ dày
Viêm dạ dày có thể gặp ở mọi lứa tuổi, đặc biệt nhiều ở những người làm việc căng thẳng và có thói quen ăn uống không lành mạnh.
Viêm dạ dày không được điều trị trong thời gian dài phát triển thành các ổ loét ăn sâu khiến mạch máu bị tổn thương. Các ổ loét ở gần mạch máu lớn dễ gây ra chảy máu dữ dội, nguy hiểm tới tính mạng.
=> Viêm trực tràng
Trực tràng là cầu nối giữa phần cuối đại tràng và hậu môn, là vị trí dễ bị viêm nhiễm nhất trong hệ tiêu hóa. Tình trạng viêm nhiễm, phù nề không được điều trị kịp thời tạo thành các ổ loét ăn sâu vào lớp cơ niêm mạc gây chảy máu.
=> Polyp đại tràng – trực tràng
Polyp là những tổ chức tăng sản quá mức trên niêm mạc đại – trực tràng, có hình dạng giống khối u nhưng nhìn chung khá lành tính. Các polyp ở vị trí đại tràng, trực tràng dễ bị kích thích gây chảy máu khi phân đi qua.
=> Xuất huyết tiêu hóa
Xuất huyết có thể xảy ra ở bất kỳ vị trí nào trong hệ tiêu hóa như gan, dạ dày, tá tràng, đại tràng. Máu từ những tổn thương chảy vào ống tiêu hóa khiến cho người bệnh đi ngoài ra máu.
Nhìn chung, tiêu chảy ra máu là biểu hiện của việc hệ tiêu hóa của bạn bị tổn thương, gây xuất huyết tiêu hóa. Tình trạng này nếu kéo dài và không có dấu hiệu bình thường trở lại thì có thể là nguyên nhân gây nên một số bệnh lý nguy hiểm như đã đề cập ở trên.
Tiêu chảy ra máu có nguy hiểm không?
Tiêu chảy ra máu do nhiễm khuẩn hoặc Rotavirus có thể khỏi sau 3 – 7 ngày nếu được chăm sóc và chữa trị tốt. Tuy nhiên, nếu tình trạng này kéo dài hoặc lượng máu chảy ồ ạt sẽ gây nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.
- Giảm chất lượng cuộc sống: Việc thường xuyên bị tiêu chảy, đau bụng, đầy hơi, buồn nôn khiến cho người bệnh mệt mỏi, lo lắng. Ngoài ra, việc đại tiện nhiều lần trong ngày còn gây bất tiện trong sinh hoạt, làm việc.
- Thiếu máu: Tiêu chảy ra máu kéo dài làm tăng nguy cơ bị thiếu máu. Bạn sẽ thấy mệt mỏi, xanh xao, thường xuyên đau đầu, chóng mặt và mất ngủ.
- Tăng nguy cơ ung thư: Người thường xuyên bị tiêu chảy ra máu có khả năng bị ung thư cao hơn bình thường.
- Nguy cơ tử vong: Xuất huyết ồ ạt làm người bệnh bị sốc mất máu và nguy hiểm tới tính mạng nếu không được cấp cứu kịp thời.
Cách điều trị tiêu chảy ra máu hiệu quả
Khi bị tiêu chảy ra máu, bạn cần theo dõi liên tục. Trong quá trình bị tiêu chảy ra máu, nếu có kèm các triệu chứng sau và thấy bệnh tình không biến chuyển tốt hơn, bạn nên tới những cơ sở y tế để được khám bệnh kỹ hơn:
- Đi ngoài phân lỏng trên 3 ngày.
- Khi đi ngoài phân có kèm máu, màu máu càng thẫm dần càng nguy hiểm. Nước tiểu sẫm màu.
- Đau bụng dữ dội, có thể bị nôn ra máu.
- Sốt cao trên 38 độ C
- Chóng mặt, khó thở, mệt mỏi thậm chí bị ngất xỉu.
- Cơ thể bị mất nước, miệng khô.
- Mạch đập nhanh.
Như đã biết, triệu chứng tiểu chảy ra máu có thể xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau và sẽ dẫn đến hàng loạt biến chứng nguy hại nếu bệnh nhân không kịp thời xử lý.
Chính vì vậy, cách tốt nhất là người bệnh cần tìm đến những cơ sở y tế uy tín để được bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán nguyên nhân chính xác đồng thời tìm ra cách trị hiệu quả, phù hợp.
Cách điều trị tiêu chảy ra máu hiệu quả
Hiện nay, có 2 phương pháp chữa trị tiêu chảy ra máu thường được áp dụng tùy theo mức độ nặng nhẹ của người bệnh như sau:
Cách chữa tiêu chảy ra máu nội khoa
Đối với những trường hợp bệnh lý gây tiêu chảy ra máu ở thể nhẹ, chưa có dấu hiệu xảy ra biến chứng thì phương pháp nội khoa sẽ được bác sĩ ưu tiên.
Có thể kể đến một số loại thuốc uống, thuốc bôi theo sự chỉ định của bác sĩ gồm kháng sinh, giảm đau, thuốc cầm máu, thuốc nhuận tràng, thuốc làm bền thành mạch… giúp điều trị và khắc phục các triệu chứng của bệnh.
Người bệnh lưu ý trong quá trình điều trị phải tuân thủ đúng những hướng dẫn từ bác sĩ, không được tùy tiện thay đổi nếu chưa được tư vấn, chỉ định.
Nguyên nhân là bởi thuốc Tây y mặc dù mang đến hiệu quả tương đối nhanh chóng nhưng sẽ gây ra các tác dụng phụ không mong muốn nếu như bệnh nhân lạm dụng hoặc tự ý thay đổi loại thuốc, tăng giảm liều lượng…
Cách chữa tiêu chảy ra máu ngoại khoa
Khi phương pháp nội khoa không còn mang lại kết quả tích cực do tình trạng tiêu chảy ra máu tươi của người bệnh tiến triển nặng, gây ảnh hưởng đến sức khỏe thì lúc này cách chữa sẽ cần phải can thiệp bằng phương pháp ngoại khoa để xử lý, ngăn ngừa biến chứng.
Hiện tại, Phòng khám Phượng Đỏ là một cơ sở y tế uy tín trong lĩnh vực tư vấn, khám chữa các bệnh hậu môn - trực tràng đã và đang triển khai áp dụng hiệu quả 2 phương pháp PPH và HCPT hiện đại, cụ thể:
- Phương pháp PPH: Được chỉ định cho những người bệnh mắc trĩ nội, sa búi trĩ mức độ nặng, nghẹt trĩ hoặc đã xuất hiện dấu hiệu hoại tử búi trĩ. Theo đó, phương pháp sẽ sử dụng máy kẹp PPH đưa vào bên trong hậu môn để xử lý, đồng thời khâu nối lại các niêm mạc nhằm tạo hình cho ống hậu môn trở lại hình dáng ban đầu. Ưu điểm của PPH là ít gây đau đớn và chảy máu, thời gian tiểu phẫu chỉ mất từ 20 - 25 phút, không gây biến chứng, bảo toàn cho chức năng hoạt động của hậu môn.
Cách chữa tiêu chảy ra máu ngoại khoa
- Sóng cao tần HCPT: Phương pháp này phù hợp cho bệnh nhân mắc trĩ ngoại, polyp hậu môn, nứt kẽ hậu môn, rò hậu môn…, thay vì sử dụng các loại dao, kéo phẫu thuật truyền thống thì HCPT sẽ ứng dụng sóng điện trường cao tần. Với kỹ thuật xâm lấn tối thiểu, HCPT sẽ không gây ra nhiều cảm giác đau đớn, người bệnh ít chảy máu, có thể sớm hồi phục sau điều trị. Ngoài ra, cách chữa đi ngoài ra máu bằng HCPT cũng có thời gian hoàn thành nhanh chóng, an toàn, tránh tái phát.
Tại phòng khám Phượng Đỏ, toàn bộ quy trình thăm khám và điều trị bệnh tiêu chảy ra máu đều được thực hiện bởi đội ngũ các bác sĩ giỏi chuyên môn, dày dặn kinh nghiệm trong môi trường y tế vô trùng sạch sẽ, có sự hỗ trợ từ hệ thống máy móc hiện đại. Về các khoản chi phí khám chữa bệnh đều được phòng khám minh bạch, công khai rõ ràng, tư vấn cụ thể cho bệnh nhân trước khi điều trị.
Như vậy, chúng ta có thể thấy rằng nguyên nhân tiêu chảy ra máu là gì rất đa dạng, cần được chẩn đoán chính xác để có phương án xử lý phù hợp và kịp thời, phòng ngừa những hậu quả khó lường.
Do đó, ngay khi nhận thấy triệu chứng tiêu chảy ra máu thì người bệnh cần nhanh chóng đi khám bác sĩ tại các cơ sở y tế chuyên khoa, không nên tự ý điều trị tại nhà hoặc để tình trạng diễn biến kéo dài.
Trường hợp còn bất kỳ câu hỏi băn khoăn nào khác hay đang gặp phải hiện tượng tiêu chảy ra máu cần đặt lịch hẹn khám, bạn đọc có thể liên hệ qua số điện thoại HOTLINE 0225 369 9999 để được hỗ trợ MIỄN PHÍ.